Edit Content
Click on the Edit Content button to edit/add the content.

Hướng dẫn sử dụng Market Samurai

Market Samurai, có lẽ không cần phải nói thêm về công cụ cực kỳ bá đạo trong khoản Research Keyword này nữa. Trong bài viết Hướng dẫn sử dụng Market Samurai Phần 1, mình đã nói khá là chi tiết về phần nghiên cứu đối thủ trong top 10 của 1 keyword thông qua 1 Case Study nhỏ, cá nhân mình cũng thấy đó là chức năng quan trọng nhất của Market Samurai, nhất là khi bạn đã, đang, hoặc có ý định kiếm tiền trên mạng bằng Google Adsense. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta bỏ qua những chức năng không kém phần hay ho khác, phải không nào :D

 

Rank Tracker

Đây là 1 tính năng mà mình thấy không có gì đặc sắc cho lắm ở Market Samurai. Mình khuyên là bạn nên sử dụng công cụ Rank Tracker trong bộ phần mềm SEO Power Suite để kiểm tra thứ hạng của website. Mình vẫn đang sử dụng phần mềm Rank Tracker, và có thể nói đây là 1 trong các phần  mềm đo lường thứ hạng cụ thể và chính xác nhất mà mình từng biết :D

hướng dẫn sử dụng market samurai, tự học seo online miễn phí, công cụ seo

Hướng dẫn sử dụng Market Samurai – Rank Tracker

  1. Add Domain. Bạn có thể chọn Domain bạn cần Track ở đây.
  2. Khung báo cáo của Market Samurai. Từ hình trên bạn có thể thấy, site này của mình đang đứng top 7, lần cập nhật mới nhất là hôm nay
  3. Khung Add Keyword. Bạn có thể chọn Keyword bạn muốn theo dõi thứ hạng ở đây

NOTE: 1 nhược điểm cực kỳ khó chịu của Market Samurai nữa là mỗi lần track phải chờ rất lâu, trong khi Rank Tracker của SEO Power Suite chỉ cần vài giây để track 1 loạt từ khóa. Không biết có phải tại máy mình nên thế ko nữa :sosad:

Keyword Research

Nhìn qua thì có vẻ đây là 1 phần khá là vô dụng của Market Samurai, khi mà chúng ta đã có 1 công cụ cực kỳ mạnh trong khoản này, đó chính là Google Adwords Keyword Tools. Chính mình cũng từng nghĩ, thế quái nào Market Samurai lại cho cái chức năng này vào được nhỉ :surrender: Cơ mà khi nhìn kỹ thì cũng có vài phần gọi là “xài được” xD. Cụ thể nhé:

hướng dẫn sử dụng market samurai, tự học seo online miễn phí, công cụ seo 2

Hướng dẫn sử dụng Market Samurai – Keyword Research

  1. Khung này để bạn đưa từ khóa vào để lấy gợi ý. Ví dụ như “Case Study VN”…. :D
  2. Click vào “Generator Keyword” để lấy gợi ý về từ khóa từ Google Adword Keyword Tools (Bạn phải đăng nhập tài khoản Google Adword Keyword Tools trước)
  3. Tick vào dấu V nếu bạn muốn thêm keyword này vào list keyword bạn mong muốn. Tick dấu X nếu bạn ghét keyword này :brick:
  4. Tick vào dấu chìa khóa cạnh keyword nếu bạn muốn tạo 1 Project riêng để nghiên cứu SEO Competition, Domains… cho keyword đó
  5. List keyword tốt bạn đã chọn
  6. List keyword tồi bị bạn loại bỏ (Mình thấy cái list này đếch có tác dụng gì cả :brick: )
  7. Click vào đây để tới “Keyword Analysis”, phần mà mình thấy khá là ổn khi sử dụng Research Keyword của Market Samurai

hướng dẫn sử dụng market samurai phần 2, công cụ seo 3

Keyword Analysis là 1 bộ lọc keyword mà theo cá nhân mình nhận thấy thì nó khá là đầy đủ. Chi tiết từng chỉ số như sau:

  1. Total Searches: Trung bình số lượng search từ khóa này mỗi ngày.
  2. SEO Traffic (SEOT): Lượng click tối đa vào site top 1 trên Google mỗi ngày, ở trên ảnh thì keyword xịn nhất đang có 112 người truy cập vào site #1 1 ngày :D
  3. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng search keyword bình thường và search theo dạng “keyword”. Theo mình thì phần trăm càng cao càng dễ SEO được nhiều từ khóa liên quan, do title của các từ khóa liên quan đến nhau nhiều hơn.
  4. Trends: Xác định xu hướng tìm kiếm của mọi người qua các tháng trong năm, từ đó có thể đề ra chiến lược Marketing dễ dàng hơn
  5. Adword Traffic (AWT): Số lượng click tối đa vào site đứng top 1 trong phần Ads của Google Adword.
  6. Adwords CTR: Tỷ lệ phần trăm giữa số người click vào site đứng top 1 trong phần Ads của Google Adwords và tổng lượng search của từ khóa đó
  7. Adwords CPC: Cái giá tối thiểu bạn phải trả để có thể đứng top 1 trên Google Adwords
  8. Các phần về Competition và Majestic Competition: 2 phần này để đo sự cạnh tranh của từ khóa dựa trên số lượng webpage tìm thấy, tuy nhiên kết quả lại dựa trên Bing và Majestic, vì thế mình không đề cập đến.
  9. 2 cái cuối không quan trọng, bỏ qua nhé :D

Dựa vào các chỉ số trên, tùy theo mỗi người có những tiêu chí nào để có thể lọc ra được 1 danh sách những từ khóa tốt. Chọn được từ khóa nào nhớ tick dấu V :D

Domains

1 phần nữa cũng khá là hay ho của Market Samurai, giúp ta tiết kiệm được kha khá thời gian và ý tưởng khi muốn tìm 1 EMD (Exact Match Domain). Về cơ bản thì nó như sau:

hướng dẫn sử dụng market samurai phần 2, công cụ seo 4

  1. Gõ từ khóa bạn cần vào đây
  2. Chọn thể loại trang mà bạn định làm. Market Samurai cung cấp sẵn cho chúng ta 4 loại trang: Blog, Review, Shop và Social. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tự tạo các thể loại khác bằng cách chọn Custom và thêm các tiền tố và hậu tố cho thể loại đó.
  3. Chọn đuôi của Domain mà bạn muốn kiểm tra. Mặc định Market Samurai cung cấp sẵn cho chúng ta 3 loại đuôi phổ biến nhất, đó là .com, .net và .org. Ngoài ra có tổng cộng 21 loại đuôi mà bạn có thể tùy chọn trong phần Custom.
  4. Bạn muốn kiểm tra xem Domain này đã được đăng ký chưa? Hãy chọn check, nếu domain hiện màu xanh chứng tỏ chưa có ai đăng ký. Nếu hiện màu đỏ chứng tỏ Domain này đã được đăng ký rồi. Lý thuyết là vậy, nhưng mình thực sự không hiểu Market Samurai đưa ra nút này để làm gì, khi mà những Domain đã được đăng ký đã bị loại bỏ 1 cách tự động :surrender:
  5. Density: Mật độ của từ khóa trong Domain.

Vậy là mình đã giới thiệu thêm 3 trong 8 công cụ mà Market Samurai cung cấp cho chúng ta. Có thể thấy Market Samurai là 1 công cụ cực-kỳ-hữu-dụng với chúng ta, dù bạn là SEOer hay Affiliater. Trong bài viết tới, mình sẽ giới thiệu thêm 4 công cụ cuối cùng, 4 công cụ có thể nói là 1 công cụ cực kỳ đắc lực cho bất kỳ ai muốn kiếm tiền trên mạng bằng Affiliate Marketing, hay còn gọi là Tiếp thị liên kết :D Chào thân ái và quyết thắng xD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *